Chú thích Phạm Thái (Lưu Tống)

  1. Nay là Nội Hương, Hà Nam
  2. Hành trạng của Phạm Quỹ và Phạm Quảng xem tại Tấn thư quyển 90, liệt truyện 60 – Lương lại truyện: Phạm Quỹ
  3. Hành trạng của Phạm Kiên và Phạm Khải xem tại Tấn thư quyển 75, liệt truyện 45 – Phạm Kiên truyện
  4. Hành trạng của Phạm Uông và Phạm Ninh xem tại Tấn thư quyển 75, liệt truyện 45 – Phạm Uông truyện và Phạm Ninh truyện
  5. Nguyên văn: Ngoại đệ, nghĩa là em họ bên ngoại (biểu đệ) hoặc em vợ (thê đệ). Tấn thư quyển 75, liệt truyện 45 – Phạm Ninh truyện cho biết Vương Quốc Bảo (con trai thứ ba của Vương Thản Chi) là cháu bên ngoại (sanh) của Phạm Ninh
  6. Khi xưa Lưu Đạo Quy không có con, nên nhận nuôi con trai thứ hai của Lưu Dụ là Lưu Nghĩa Long; nhưng đến khi Đạo Quy mất, Lưu Dụ lấy con trai thứ hai của Lưu Đạo LiênLưu Nghĩa Khánh kế tự ông ta. Lưu Dụ truy phong Đạo Quy tước Nam Quận công, lại sủng ái Nghĩa Long, muốn dành chỗ tốt cho Nghĩa Long, bèn lấy cớ Đạo Quy yêu thương Nghĩa Long, đem tước cũ của Đạo Quy là Hoa Dung huyện công ban cho Nghĩa Long. Thái can rằng theo lễ chế không thể có hai người được kế tự, nên tránh ban phong hiệu cũ của Đạo Quy cho Nghĩa Long
  7. Tống thư, tlđd chép là 祇洹精舍/Chi Hoàn tinh xá, Nam sử, tlđd chép là 只洹精舍/Chỉ Hoàn tinh xá. Các tài liệu hiện này đều chép là 祇园精舍/Chi Viên tinh xá. Chi Viên tức là tên gọi giản lược của 祇树给孤独园/Chi Thụ Cấp Cô Độc Viên, tức là Jetavana. Tinh xá là nơi đạo sĩ, tăng nhân cư trú để tu luyện, tức là vihara. Jetavana vihara là một trong những thánh địa của Phật giáo Ấn Độ, xem bài Cấp Cô Độc
  8. Có lẽ là Vương Mưu, tự Nguyên Thái, quan viên nhà Thục Hán thời Tam Quốc, sử cũ không có truyện, chỉ biết đến ông qua lời tán của Dương Hý